Giao sách nhanh
Sách bản quyền
Hơn 1000 đầu sách
Đổi trả 7 ngày

“Khuyến học” – Nguồn cảm hứng tạo nên một Nhật Bản hùng mạnh

Tác giả: ND Books

Tác phẩm “Khuyến học” được viết bởi Fukuzawa Yukichi vào năm 1872 và được hoàn thành 4 năm sau đó. Được chính tác giả viết trong thời kì Minh Trị ( 1868-1913). Tác phẩm của ông nhanh chóng nhận được sự ủng hộ số đông của quốc dân Nhật Bản lúc bấy giờ, trở thành một hệ thống tư tưởng cổ vũ mạnh mẽ cho cuộc cải cách Minh Trị, đặt nền móng cho sự phát triển và vươn lên vị thế của Nhật Bản như ngày nay.

Sự mục nát từ chính trị lại khởi nguồn nên một hệ thống lý luận cho sự canh tân

Một sản phẩm văn hóa (tác phẩm văn học , một hệ tư tưởng hay đôi khi là một văn bản chính trị nào đó) khi ra đời đều gắn theo một bối cảnh xã hội cụ thể đằng sau nó. Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thêm thông tin cho người đọc lẫn người xem, mà thông qua bối cảnh xã hội tùy thuộc vào khả năng dẫn dắt vấn đề của tác giả mà bức tranh về xã hội sẽ được phản ánh theo những góc độ hoặc tư duy nhận thức khác nhau ở mỗi độc giả. Từ đó dưới ngòi bút khắc họa rõ nét của Fukuzawa Yukichi thông qua tác phẩm “Khuyến học”, một Nhật Bản mục nát về chính trị và hệ tư tưởng nho giáo cuối thời Mạc Phủ, kèm theo đó là sự nghèo đói về kinh tế và nguy cơ trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, đế quốc phương Tây được hiện lên qua từng trang sách. Nhật Bản thời kì ấy cần một “liều thuốc” để kéo quốc gia ra khỏi bờ vực hiểm nghèo và từng bước vươn lên, tạo điều kiện cho sự phát triển và đưa Nhật Bản trở thành quốc gia hùng mạnh ở châu Á.

Bản thân từ sự xuất thân trong gia đình Samurai nhưng ở địa vị thấp của chính tác giả, thông qua sự hà khét từ lối giáo dục khép kín, mang tính kìm hãm cho đến chế độ “gia đình quyền thế” mang nặng sự phân biệt giai cấp được quy định nghiêm ngặt ở vùng Nakatsu nơi ông sinh sống. Phần nào đã ảnh hưởng ít nhiều đến sự nhận xét về đẳng cấp xã hội của Fukuzawa sau này.

Thời kì phải sinh sống dưới nước Nhật bị chi phối nặng nề bởi chế độ phong kiến lãnh địa cũng góp phần giúp Fukuzawa thấu hiểu rằng nề nếp cổ đã lỗi thời, không thể khư khư kìm hãm lực tiến hóa được. Rằng văn minh cũng có tính kế thừa, và học vấn chính là con đường duy nhất để khai sáng nên những con đường văn minh tiếp theo. Dù được giáo dục bởi Nho gia nhưng ông không xem những điều đó là “ khuôn vàng, thướt ngọc” cho chính bản thân mình mà ngày càng nhận ra sự bất công trong một xã hội bị chi phối bởi những tư tưởng Nho giáo phần nào đó đã lỗi thời và không còn góp ích nhiều vào những giá thị thực tiễn cho đời sống.